Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc – Những điều bạn chưa biết

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc – Những điều bạn chưa biết

Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu nông sản hàng đầu của Việt Nam; song đã không còn “dễ tính”. Trong bối cảnh dịch Covid-19, Trung Quốc càng tăng cường siết chặt điều kiện NK hàng hóa ở nhiều góc độ. Để có thể tận dụng tốt cơ hội từ thị trường tỷ dân này; nông sản Việt cần thúc đẩy XK chính ngạch; nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ điều kiện đặt ra.

Tình hình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay

Hiện nay, Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới với quy mô dân số lên đến 1,4 tỷ ; tăng nhanh theo năm do đó nhu cầu tiêu dùng nông sản cũng rất lớn. Và Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi cho việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc; thì tình hình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay rất phát triển; lâu nay các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt sang Trung Quốc vẫn lựa chọn con đường tiểu ngạch; giúp giảm tiểu được tối đa chi phí cho doanh nghiệp nhưng hiện nay; hình thức xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Theo thống kê của Bộ công thương, Trung Quốc chiếm bình quân khoảng 28% tổng kim ngạch xuất khẩu nông; thủy sản của nước ta ra thế giới. Trong đó, có nhiều mặt hàng đạt kim ngạch lớn như rau quả, hạt điều; cà phê, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su, thủy sả
Và Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam trong nhiều năm tới; bởi những lợi thế về thị trường với nhu cầu cao, chi phí vận tải thấp…
xuất khẩu nông sản

Các loại nông sản được xuất khẩu sang Trung Quốc

Hiện tại, Việt Nam có 8 loại nông sản được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc là Xoài, nhãn, chuối, dưa hấu, chôm chôm, vải, mít, thanh long.
– Dưa hấu:  Dưa hấu là loại trái cây được người Trung Quốc rất ưa chuộng; là món ăn tráng miệng phổ biến trong các bữa ăn. Nhập khẩu dưa hấu từ Việt Nam chiếm tới 94% về lượng và 97% về giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ thế giới.
– Thanh long:  Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, năm 2016; nước này nhập thanh long tưới 523,3 nghìn tấn với tổng kim ngạch 381,1 triệu USD; đa phần nhập từ Việt Nam với kim ngạch và giá trị chiếm 99%.
Diện tích trồng thanh long của nước tăng năm 2000 là 5.512 ha đã tăng lên 44,3 nghìn ha vào năm 2016 với sản lượng 819 nghìn tấn.
– Chuối : Theo thống kê của Bộ Công thương trong 8 tháng đầu năm 2019; nhập khẩu chuối tươi và các loại chuối khác của Trung Quốc đạt 1,3 triệu tấn; trị giá 767 triệu USD, tăng 38,5% về lượng và tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
– Vải : Theo thống kê những 8 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nhập 66.474 tấn vải; tăng 105%. Trong đó, nhập 65.541 tấn từ Việt Nam; trị giá 29 triệu USD, tăng 108,4% về lượng và 78,4% về giá trị.

Những loại nông sản cần tránh

Ngoài các loại nông sản được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; thì cũng có những mặt hàng nông sản không được ký kết hợp đồng xuất khẩu và vận chuyển theo con đường tiểu ngạch với giá thành thấp. Và theo quy định của Trung Quốc thì những mặt hàng chưa được gắn tem mác; truy xuất được nguồn gốc thì không đủ điều kiện xuất khẩu. Và những nông sản như rau tươi cần bảo quản cầu kỳ và kỹ lưỡng khi vận chuyển nhằm; đảm bảo điều kiện thuận lợi và nhiệt độ lý tưởng.

Thủ tục xuất khẩu

Các thủ tục xuất khẩu  cần thực hiện các bước như sau:
– Quản lý nhà nước
Căn cứ Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng rau; củ quả thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Do đó, Công ty phải đăng ký kiểm dịch lô hàng khi làm thủ tục xuất khẩu. Ngoài ra nếu bên người nhập ở Trung Quốc yêu cầu để đảm bảo đủ điều kiện thì người xuất khẩu phải làm thêm C/O

– Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản
Khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản làm như những mặt hàng thông thường khác ; và kèm theo kết quả kiểm dịch thực vật, thêm CO (nếu có).
– Shipping mark khi xuất khẩu trái cây
Đối với hàng xuất khẩu; khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi; Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.
– Chứng nhận xuất xứ nông sản
Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Nhưng với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.

Hình thức xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc có 2 hình thức chính là chính ngạch và tiểu ngạch.
– Xuất khẩu chính ngạch
Xuất khẩu nông sản chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa số lượng lớn qua biên giới thông qua các cửa khẩu.     Và hàng hóa xuất khẩu chính ngạch phải đạt các kỳ kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định đã có trong luật của các cơ quan chức năng như cục hải quan, cũng như hoàn thành mọi thủ tục và trách nhiệm như đóng thuế đầy đủ thì mới được thông quan.
Xuất khẩu nông sản chính ngạch sẽ có các hợp đồng mua bán đầy đủ, ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và luật pháp quốc tế. Vì vậy, hình thức này luôn được sử dụng phổ biến trong mua bán quốc tế với các hợp đồng mua bán lớn.
– Xuất khẩu nông sản tiểu ngạch
Đối với hình thức tiểu ngạch thì chi phí bỏ ra không quá cao và thủ tục đơn giản nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức này để xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.
Và hình thức này vẫn cần đóng thuế và chịu sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn khác đã được quy định trong luật xuất nhập khẩu được thực hiện bởi các cơ quan quản lý có liên quan như cục xuất nhập cảnh, hải quan nhà nước để được thông quan.

Những vấn đề cần lưu ý

Điều đầu tiên mà bạn cần lưu ý đó là lựa chọn đúng hình thức vận chuyển để giúp nông sản đảm bảo chất lượng, không bị từ chối đơn hàng vì chất lượng hàng kém và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng bên kia biên giới.
Mặt khác, bạn nên lựa chọn những đơn vị vận chuyển có kinh nghiệm lâu năm về việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc để  hỗ trợ bạn các thủ tục pháp lý cần thiết để đơn hàng xuất đi trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo tiến độ ký kết với đối tác cũng như các chính sách bảo hành rõ ràng, tránh thất thoát hư hỏng hàng hóa.
Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nói trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.