Bật mí các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ

Bật mí các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ

Bất kỳ người mẹ nào cũng muốn con mình khỏe mạnh từ những năm tháng đầu đời. Do vậy mẹ cần chú ý hơn đến chất lượng sữa mẹ. Để có thể cung cấp đủ mọi dưỡng chất cần thiết cho con bú.

Cho con bú mẹ là phương pháp nuôi con lành mạnh đem lại lợi ích cho cả trẻ sơ sinh. Sữa mẹ có chứa các kích thích tố và tế bào chống bệnh tật được gọi là kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi vi trùng và bệnh tật. Sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng cân bằng và thiết yếu cho cơ thể bé. Sữa mẹ dễ tiêu hóa, có thể giúp trẻ chống lại bệnh tật nhờ tăng cường hệ miễn dịch.

Các chuyên gia khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé được sáu tháng tuổi. Bạn nên tránh cho bé dùng thêm ngũ cốc. Bởi điều này có thể làm cho bé không muốn bú nhiều sữa mẹ nữa. Bạn cho bé ăn các loại thực phẩm khác cho bé khi bé được khoảng sáu tháng tuổi.

Dưới đây là một số thói quen có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ mà bạn cần ghi nhớ:

Chế độ dinh dưỡng

Khi cho con bú mẹ cần một chế độ ăn uống hợp lý . Thông qua sữa mẹ con sẽ được tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngược lại, nếu mẹ cứ tùy tiện ăn uống theo ý thích của bản thân mà không kiêng cữ thì rất có thể sẽ khiến cho cơ thể bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, mẹ cũng phải thật cẩn thận trọng trong việc chọn lựa rau củ quả vì không phải món nào cũng mang lại lợi ích cho cơ thể, nhất là với chất lượng sữa.

Tinh thần của mẹ ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ

Chất lượng sữa mẹ
Chất lượng sữa mẹ

Sau sinh, các mẹ thường có những biểu hiện rất đáng lo ngại như trầm cảm, tinh thần rối loạn. Mẹ đừng nghĩ dù mẹ vui hay buồn cũng không thể gây ảnh hưởng đến con. Trên thực tế mọi cảm xúc của mẹ đều tác động đến bé thông qua việc tiết sữa. Nếu mẹ thường xuyên cảm thấy chán nản, mệt mỏi và sinh hoạt không điều độ sẽ khiến xảy ra tình trạng sữa ứ đọng ở bầu ngực và mãi không thể chảy ra được dẫn đến việc không có sữa cho bé bú.

Gia vị có mùi nặng, thuốc lá

Sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng và mùi vị của các thực phẩm mẹ hay ăn hàng ngày nữa. Việc mẹ ăn những đồ ăn nặng mùi như: tỏi, hành,… cũng khiến bé không ham bú nữa. Bên cạnh đó, các chất gây nghiện như rượu, cà phê chính là nguyên nhân khiến cho bé trở nên cáu bẳn và khó chịu hơn vì các thành phần nicotin có trong đó. Với những bà mẹ hút thuốc lá thì lượng sữa sản xuất ra mỗi ngày có thể giảm đến 250ml và thường có xu hướng cho con bú sữa mẹ trong thời gian ngắn hơn.

Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Nếu bạn không thể bỏ thuốc lá, hãy chắc chắn luôn hút thuốc xa trẻ và thay quần áo của bạn sau mỗi lần hút để giữ cho bé tránh khỏi các hóa chất bám lại trên quần áo. Hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá được hỗ trợ bỏ thuốc lá.

Thuốc và các chất kích thích

Các chất kích thích như cocaine, heroin và PCP có thể gây hại cho bé và hoàn toàn không hợp pháp. Một số tác dụng phụ được báo cáo ở trẻ bú mẹ có sử dụng các chất kích thích trên bao gồm co giật, nôn, chán ăn và run.

Hầu như tất cả các loại thuốc bạn dùng đều truyền vào sữa của bạn. Một số không có tác dụng với bé và có thể được sử dụng khi cho con bú. Tuy nhiên một số thuốc lại có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng với trẻ bú mẹ. Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng trước khi cho con bú. Các thuốc này bao gồm thuốc kê toa và thuốc không kê toa và thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc cho con bú. Uống thuốc để giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất.

Thuốc tránh thai ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ

Chất lượng sữa mẹ
Chất lượng sữa mẹ

Bạn vẫn cần tránh thai nếu đang cho con bú. Cho con bú không phải là một cách chắc chắn để ngăn chặn mang thai, mặc dù nó có thể trì hoãn sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc y tá để lựa chọn phương pháp ngừa thai tốt nhất.

Xem thêm: Cách bảo quản sữa mẹ

Theo: Hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.