Bât mí cách bảo quản sữa mẹ đúng để đảm bảo dinh dưỡng cho con

Bât mí cách bảo quản sữa mẹ đúng để đảm bảo dinh dưỡng cho con

Việc nắm được cách bảo quản sữa mẹ hợp lý là điều hết sức quan trọng. Bởi theo các chuyên gia, giai đoạn 6 tháng đầu đời bé cần được bú mẹ để nhận được kháng thể, cũng như các dưỡng chất thiết yếu giúp phòng ngừa bệnh tật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý bảo quản sữa mẹ tốt nhất!

Sau khi vắt, tôi nên đựng sữa ở đâu?

Trước khi vắt sữa hãy rửa tay bằng xà phòng, tiệt trùng máy vắt sữa, các dụng cụ khác. Sữa mẹ sau khi được vắt ra nên được bảo quản trong bình, lọ thủy tinh. Hoặc bằng nhựa an toàn cho sức khỏe có nắp đậy. Cũng có thể dùng một số loại túi nhựa dành riêng cho việc trữ sữa.

Dụng cụ chứa bằng thủy tinh được xem là sự lựa chọn thích hợp nhất cho sữa đông lạnh.Bì các thành phần sữa mẹ được bảo quản tốt hơn trong thủy tinh. Tuy nhiên, thủy tinh nếu không cẩn thận rất dễ rơi vỡ nên gây ra sự bất tiện.

Bình nhựa cứng là một lựa chọn thứ hai. Có nhiều ý kiến cho rằng không nên chọn mua bình có nhiều màu sắc.Vì chúng có thể chứa thuốc nhuộm rất dễ bị rò vào sữa trong quá trình bảo quản.

Túi trữ sữa là một lựa chọn khác. Thế nhưng, trong ba lựa chọn vừa nêu, túi trữ sữa rất dễ bị rò rỉ nhất.

Bảo quản sữa mẹ đúng cách và an toàn

Sử dụng nhãn dán và mực không thấm nước ghi trên đồ đựng sữa, dán nhãn vào thân chai để bạn có thể phân biệt chúng một cách dễ dàng. Nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp nếu chưa cho bé dùng ngay. Nếu  không có tủ lạnh hãy giữ sữa tạm thời trong túi giữ nhiệt kèm theo đá khô.

Nên dự trữ bao nhiêu? Có phải là cách bảo quản sữa mẹ an toàn?

Cách bảo quản sữa mẹ
Cách bảo quản sữa mẹ

Khi vắt sữa, bầu sữa trống sẽ kích thích tuyến yên bài tiết hormone prolactin làm cơ thể mẹ tạo sữa nhiều hơn. Theo đó, trung bình mỗi ngày mẹ có thể vắt sữa được từ 5 – 7 lần. Tuy nhiên, lượng sữa thực tế cần dự trữ sẽ tùy thuộc vào khả năng tiết sữa mẹ nhiều hay ít và nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Ngoài ra, với cách bảo quản sữa mẹ đúng thì mỗi dụng cụ chứa sữa nên có dung tích từ 60 – 120ml để tránh tình trạng lãng phí nếu bé không dùng hết. Bên cạnh những dụng cụ gợi ý ở trên, trong trường hợp bảo quản sữa đông lạnh, bạn có thể tận dụng khay đựng nước đá đã được sửa sạch và tráng lại với nước sôi.

Có thể thêm sữa mẹ mới vắt vào trong sữa đã trữ không?

Bạn có thể thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa được bảo quản trong tủ lạnh hoặc đông lạnh trong cùng ngày. Tuy nhiên, hãy bảo đảm là bạn đã làm lạnh sữa mới trong tủ lạnh hoặc làm lạnh hơn bằng đá trong vòng ít nhất 1 giờ trước khi hòa vào sữa cũ. Bạn không nên cho sữa ấm vào sữa đông lạnh. Làm như vậy sẽ khiến sữa đông lạnh tan ra. Hãy để sữa của những ngày khác nhau vào những hộp khác nhau.

Thời gian bảo quản sữa mẹ phụ thuộc phương pháp bảo quản thế nào?

  • Ở nhiệt độ phòng: Sữa mẹ mới vắt có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 35oC trong 4 – 7 giờ. Nếu bạn không dùng sữa đó sớm, hãy bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông.
  • Tủ lạnh cách nhiệt: Sữa mẹ mới vắt có thể được để trong tủ ướp lạnh cách nhiệt với đá đến 1 ngày.
  • Tủ lạnh: Sữa mẹ để trong tủ lạnh ở 0oC có thể giữ được đến 8 ngày.
  • Sữa bảo quản trong tủ đông: Sữa mẹ trữ trong tủ đông ở khoảng -20oC sẽ giữ được trong vòng 2 tuần.Nếu bạn có tủ đông kín, ít bị mở ra và nhiệt độ khoảng -40oC thì sữa có thể giữ được trong 12 tháng.

Làm thế nào để làm tan và làm ấm sữa? Cách bảo quản sữa mẹ?

Cách bảo quản sữa mẹ
Cách bảo quản sữa mẹ

Trước tiên, bạn không nên quá lo lắng về bề ngoài của sữa. Sữa được bảo quản thường tách thành một lớp kem và một lớp sữa. Sữa mẹ có thể có các màu  vàng cam, hồng, tùy thuộc vào việc bạn dùng thực phẩm nào. Để làm tan sữa, bạn có thể cho bịch sữa  vào trong bát nước ấm. Sau khi sữa ấm, nhẹ nhàng lắc đều bình sữa để các thành phần hòa quyện với nhau. Muốn kiểm tra nhiệt độ của sữa, bạn hãy đổ vài giọt vào cổ tay. Nếu sữa hơi nóng hoặc không nóng thì bé có thể dùng được.

Rã đông có giữ được dinh dưỡng trong sữa mẹ?

Câu trả lời là bạn không nên làm tan sữa đông lạnh ở nhiệt độ phòng, bởi điều này có thể khiến vi khuẩn trong sữa sinh sôi mạnh mẽ hơn. Hãy cho bé dùng sữa đã được rã đông trong vòng 24 giờ và vứt bỏ sữa dư. Tránh việc làm đông lại số sữa đã được rã đông hoặc đã làm rã đông một phần.

Sau khi rã đông, sữa sử dụng an toàn trong bao lâu?

Nếu đã tan hết, sữa có thể để trong ngăn mát đến 24 giờ và không nên đông lạnh lại. Một nghiên cứu cho thấy rằng vẫn có thể tiếp tục cho bé bú sữa đã sử dụng trước đó từ  1 – 2 giờ sau khi được chuẩn bị.

Sữa mẹ đông lạnh có bị đổi màu không?

Sữa mẹ đông lạnh có thể có màu hơi khác so với sữa tươi. Tuy nhiên, đây không phải là điều xấu. Sữa mẹ thường có màu hơi xanh, vàng hoặc nâu khi bảo quản trong tủ lạnh. Sữa mẹ khi để tủ lạnh sẽ bị tách lớp, điều này hoàn toàn bình thường. Sau khi rã đông, bạn chỉ cần lắc nhẹ để trộn chúng lại với nhau.

Có thể đông lạnh lại sữa đã rã đông?

Khi sữa đã đông lạnh nếu muốn cho bé bú, bạn chỉ có thể làm tan nó trước. Sử dụng sữa ngay sau khi rã đông. Lưu ý là không đông lạnh lại sữa sau khi đã rã đông.

Xem thêm: Bí quyết giúp mẹ tiết nhiều sữa

Theo: Hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.