Căn hộ tập thể cũ cải tạo thành không gian thoáng đãng

Căn hộ tập thể cũ cải tạo thành không gian thoáng đãng

Những căn hộ tập thể cũ ở Hà Nội được xây dựng từ nhiều năm về trước. Và chúng thường có diện tích nhỏ khoảng 40 m2. Những căn hộ này đều mang tình trạng chung là xuống cấp trầm trọng. Không còn đáp ứng được nhu cầu ở ngày càng cao của người dân. Để đáp ứng được điều này các KTS đã thiết kế được và khoác một “tấm áo mới” lung linh cùng cách bố trí hợp lý. Nội thất hiện đại và màu sắc tươi sáng.

Tình trạng căn hộ

Sau hàng chục năm sử dụng, căn hộ 70 m2 ở một khu tập thể cũ thuộc quận Đống Đa xuống cấp trầm trọng. Không thể đáp ứng nhu cầu gia chủ. Không những ẩm thấp, căn hộ tập thể bị dột từ tầng trên xuống, nước loang ra khắp trần, tường. Do nằm ở tầng một lại bị vây kín bởi nhiều nhà cao tầng xung quanh nên căn hộ rất tối.

Tình trạng thiếu sáng, bí bách và thấm dột khiến nấm mốc sinh sôi. Đồ đạc bị ẩm và hỏng, thu hút côn trùng. Căn hộ cũng tỏa ra mùi hôi từ đường nước cũ và mùi ẩm mốc khiến cho chủ nhân là một cô giáo dạy tiếng Nhật cảm thấy khó chịu.

Bù lại những nhược điểm, căn hộ có ưu điểm là thông gió xuyên phòng tốt nếu mở hết các cửa phía trước và phía sau. Vốn hay bị đóng để ngăn ruồi, muỗi. Nó cũng mang nét xưa cũ, đậm chất Hà Nội. Khác với những căn chung cư khác nên gia chủ quyết tâm cải tạo.

Là giáo viên tiếng Nhật, mở lớp học tại gia nên chủ nhà muốn căn hộ vừa là chỗ ở. Vừa là chỗ làm việc cũng như nơi giao lưu, trao đổi văn hóa Nhật cho sinh viên. Chị yêu cầu không gian riêng tư nhưng vẫn phải sôi động.

Căn hộ tập thể cũ cải tạo thành không gian thoáng đãng

Quá trình cải tạo căn hộ

Khi bắt tay vào cải tạo căn hộ, nhóm thiết kế quyết định giữ nguyên các khu vực công năng (phòng ngủ, không gian chung…). Nhà có hai phòng ngủ, gồm một phòng ngủ chính với tủ quần áo, bàn làm việc. Giường và một phòng ngủ nhỏ cho khách có sofa giường, tủ. Khi cần, phòng ngủ nhỏ có thể trở thành phòng khách. Không gian chung bao gồm bếp, phòng ăn kết hợp phòng khách và toilet. Ngoài ra còn một phòng dùng làm lớp học.

Diện tích các phòng được điều chỉnh cho phù hợp nhu cầu sử dụng. Ví dụ, phòng ngủ được thu hẹp để khu sinh hoạt chung rộng hơn. phòng ngủ được bố trí ở các mặt có thể tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Còn phòng khách và bếp được ngăn chia với ước lệ bằng 1 quầy bar nhỏ có chức năng đóng về công năng nhưng mở về không gian.

Cách xử lý của các KTS

Để giải quyết vấn đề thấm dột trong bối cảnh khu tập thể đã quá cũ và các nhà tầng trên không hợp tác. Nhóm thiết kế sử dụng trần hai lớp, gồm tôn để dẫn nước về khu phụ và lớp hoàn thiện bằng thạch cao chống ẩm. Các khu vực bị thấm dột không sơn bả mà được ốp lát với gạch xương đá chống nước.

Tường, trần nhà được cạo đi sơn lại. Thậm chí ở một số vị trí còn được trát lại để gia cố cho căn hộ. Đồ nội thất được mua mới toàn bộ theo hướng nhỏ, gọn, hiện đại

Đồ gỗ ở các khu vực ẩm thấp như bếp là gỗ nhựa để chống ẩm và mối mọt. Các cửa sổ cố định được thay bằng loại chớp lật để tăng thông gió xuyên phòng. Giúp không khí lưu thông dễ dàng trong căn hộ. Tất cả các cửa đều trang bị lưới chống côn trùng (cố định hoặc lùa) để chủ nhà có thể mở cửa, tăng thông gió mà không ngại côn trùng.

Các bức tường đặc được chuyển thành tường gạch kính. Lấy thêm sáng vào các phòng đồng thời tạo hiệu ứng thị giác.

Khoảng sân của căn hộ

Sau nhà có khoảng sân rộng 16,5 m2. Không cơi nới thành phòng ở như nhiều nhà hàng xóm. Gia chủ giữ nguyên mảnh sân bởi ở đó trồng cây “đem lại may mắn”. Chưa kể, có một khoảng sân như vậy tại nội thành Hà Nội bây giờ không phải điều dễ dàng. Nhờ nó, căn hộ cũng thêm sáng và gia chủ có chỗ tụ họp, ăn uống tại nhà với bạn bè.

Sau hai tháng thi công, căn hộ “ẩm thấp, mùi và nhiều côn trùng như cống” đem lại cho gia chủ cảm giác như ở trong hang động, sáng, sạch và mát. Chi phí cải tạo nhà trừ thiết bị điện tử khoảng 400 triệu đồng.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.