Hậu quả xấu nếu bạn dạy con biết chia sẻ không đúng cách

Hậu quả xấu nếu bạn dạy con biết chia sẻ không đúng cách

Dạy con biết chia sẻ là cách giúp con hình thành đức tính tốt cho sau này. Thế nhưng, nếu áp dụng không đúng cách, bạn sẽ gây ra hậu quả xấu cho con.

Chia sẻ là một trong những bài học cuộc sống bạn cần dạy trẻ càng sớm càng tốt. Khi còn nhỏ, trẻ sẽ thích nghi với nó dễ dàng hơn và sử dụng nó trong suốt cuộc đời. Chia sẻ sẽ giúp trẻ kết bạn tại sân chơi hay trường học, cũng như sẽ đem lại lợi ích khi trẻ trưởng thành và đi làm.

Dạy con biết chia sẻ mang đến nhầm thông điệp

Một hôm gia đình người bạn thân đến nhà bạn chơi. Gia đình này có 2 con nhỏ. Lúc này, để những đứa trẻ con bạn mình chịu ngồi yên, người lớn mới có thể ngồi trò chuyện với nhau, bạn lấy đồ chơi con mình ra cho 2 đứa trẻ kia mượn. Có khi bạn nói con nhường đồ con đang chơi cho 2 đứa trẻ kia, vì chúng rất muốn chơi món đồ đó (ví dụ xe ô tô điện, trẻ có thể ngồi vào lái) và bày tỏ thái độ khóc lóc để có đồ chơi.Theo các chuyên gia, thay vì để con được bộc lộ ý kiến của bản thân về việc có muốn chia sẻ với người khác không, bạn buộc trẻ phải chia sẻ. Điều này thực sự đem đến một số thông điệp không tốt như:

  • Chỉ cần mình khóc, bạn đưa đồ chơi đến cho
  • Người lớn có nhiệm vụ phân chia đồ chơi. Cũng như việc quyết định ai sẽ nhận được những gì và trong bao lâu
  • Bé phải luôn dừng lại việc mình đang làm. Đồng thời nhường lại đồ chơi cho bạn chỉ vì đứa trẻ kia muốn.

Trẻ mất dần khả năng tự giải quyết xung đột

Bắt con chia sẻ sẽ hạn chế sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề của bé. Đây là một nhược điểm lớn của việc bắt con chia sẻ mà cha mẹ nên biết.

Dạy con biết chia sẻ
Dạy con biết chia sẻ

Bản năng che chở sẽ xúc tác và làm cho bạn sẵn sàng thực hiện mọi điều nhằm để bé không bị tổn thương. Ví dụ, nhà bạn có hai con gái. Mỗi khi đứa em muốn một món đồ chơi, nó gào ầm lên. Để yên nhà yên cửa, bạn nói đứa lớn nhường đồ chơi cho đứa nhỏ. Thế nhưng, điều này lại không tốt chút nào.

Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, con sẽ biết được mình chỉ cần khóc hoặc nhõng nhẽo thì sẽ có được thứ bé muốn thay vì bước tới chỗ anh/chị và hỏi mượn đồ chơi. Do đó, khi có các tranh chấp nhỏ xảy ra, hãy để các con tự giải quyết với nhau, bạn chỉ nên đứng bên ngoài quan sát hoặc can thiệp khi cảm thấy cần thiết.

Dạy con biết chia sẻ khi còn quá nhỏ

Bạn muốn con học đức tính tốt, nên đã lấy mình làm gương cho con. Ví dụ, muốn dạy con biết chia sẻ, khi thấy người khó khăn, bạn sẵn sàng giúp đỡ. Bạn luôn mỉm cười và quan tâm đến mọi người xung quanh. Bé sẽ bắt chước những điều đó giống bạn. Bé sẽ thực hiện những hành động giống như bạn làm. Mỗi hành động, lời nói của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến con bạn.

Tuy nhiên, nếu dưới 3 tuổi, bé vẫn chưa thể hiểu rõ vì sao mình nên chia sẻ đồ chơi với bạn bè. Ngay cả khi bố mẹ hướng dẫn, yêu cầu, thậm chí ép buộc. Con sẽ cảm thấy chia sẻ thật khó khăn, nên dễ phản kháng với bố mẹ.

Một số đồ chơi đặc biệt trẻ không thể chia sẻ

Dạy con biết chia sẻ
Dạy con biết chia sẻ

Con có thể đặc biệt yêu thích một món đồ chơi nào đó vì được người khác tặng. Do đó, con sẽ không muốn ai chơi chung hoặc phải chia sẻ với người khác. Ép con chia sẻ sẽ khiến bé cảm thấy bố mẹ thiếu công bằng, ngay cả khi bạn chỉ muốn dỗ dành một trẻ khác. Việc làm này cũng khiến con bạn khá tổn thương. Vì thế, có những món đồ chơi con thích thì bố mẹ không nên ép con chia sẻ. Lúc này, cha mẹ nên tôn trọng quyết định của con mình.

Trên đây là một số thông tin về sai lầm của bố mẹ khi dạy con chia sẻ. Các bậc cha mẹ hãy trang bị kiến thức thật tốt để nuôi con khỏe, dạy con ngoan nhé.

Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng thương lượng, yếu tố giúp trẻ thành công

Theo: Hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.