Được mùa mất giá – giải pháp nào cho nông sản Việt

Được mùa mất giá – giải pháp nào cho nông sản Việt

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, để giải bài toán nông sản “được mùa mất giá” phải giải quyết được những bất cập từ khâu thương mại, chế biến. Ông giải thích, vì nền kinh tế thị trường rất khó dự báo giá cả. Vậy nên phải làm tốt khâu chế biến mới dập được câu chuyện được mùa mất giá.

Nghiên cứu cung – cầu nông sản và vấn đề “được mùa mất giá”

Theo thuật ngữ khoa học, cầu nông sản thuộc loại cầu không co giãn. Có nghĩa là lượng tiêu dùng nông sản tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào giá của nông sản. Sản xuất nông nghiệp truyền thống lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Tiêu biểu như thời tiết, dịch bệnh… Mang tính chất thời vụ cao, cũng như mang tính địa phương.

Trong điều kiện hiện nay, thị trường nông sản chịu sự tác động của nhiều yếu tố mới thông qua phân tích yếu tố cung cầu, cụ thể: Về phía cầu, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng cao. Phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Và được bảo quản tốt hơn, bao bì nhãn mác đẹp hơn… Đặc biệt, trên thị trường quốc tế, các nước đặt ra các rào cản kinh tế và kỹ thuật khắt khe để bảo vệ người tiêu dùng. Cũng như người sản xuất trong nước.

Về phía cung, các thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật được sử dụng rộng rãi hơn trong sản xuất nông nghiệp. Các giống cây, con mới có khả năng thích ứng cao hơn với điều kiện tự nhiên. Các phương thức sản xuất mới được áp dụng trong sản xuất. Nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tự nhiên như các hình thức nông nghiệp công nghệ cao được áp dụng rộng rãi. Điều đó làm cho cung nông sản tăng lên đáng kể. Vì vậy, tình trạng “được mùa mất giá” càng trở nên phổ biến.

Thực trạng sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian qua

Là một nước nông nghiệp. Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp. Trong đó có các chính sách khuyến khích xuất khẩu nông sản. Năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu đổi mới kinh tế thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 38,1%. Tỷ trọng ngành Dịch vụ là 33%, công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất với 28,9%.

Đến nay,  cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Trong những năm gần đây, tình trạng “được mùa mất giá” thường xảy ra trong nông nghiệp. Nhiều cuộc giải cứu nông sản đã được các cơ quan hữu quan can thiệp, hỗ trợ nông dân. Đây là một thách thức lớn đối với nông nghiệp Việt Nam.

Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Việt Nam đã lọt vào top 15 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới.

Các thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Mỹ, các nước Đông Nam Á, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tỷ trọng xuất khẩu nông sản sang các thị trường này chiếm khoảng hơn 76% tổng kim ngạch của cả nước.

được mùa mất giá

Có thể thấy, bài toán “được mùa mất giá” vẫn là gánh nặng đối với xuất khẩu nông sản và phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung. Thực tế này đòi hỏi phải sớm có giải pháp để khắc phục.

Kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết vấn đề giá nông sản

Các nước trên thế giới đều có các giải pháp giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” trong nông nghiệp. Các giải pháp dựa vào nguyên tắc hoạt động của kinh tế thị trường. Có thể chia các giải pháp thành các nhóm chính sách sau đây:

Thứ nhất, mở rộng thị trường (tăng cầu) đối với các nông sản thông qua mở rộng thị trường cho nông sản. Nhất là mở rộng xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới. Thông thường, giá xuất khẩu luôn tốt hơn giá trong nước. Vậy nên các nước thường khuyến khích xuất khẩu để tìm đầu ra cho nông sản nhất là khi được mùa.

Thứ hai, hạn chế lượng cung để giữ giá nông sản. Theo giải pháp này, các nước hạn chế cung nông sản để duy trì giá cao đảm bảo cho thu nhập và đời sống của nông dân. Có thể thấy, các nước thuộc EU thành công nhất đối với chính sách này. Ngay từ những năm 1950, các nước châu Âu đã đề xuất chính sách nông nghiệp chung (CAP) để hỗ trợ giá cho nông sản. Qua đó hỗ trợ đời sống cho người nông dân.

Giải pháp CAP nhằm kiểm soát lượng cung thông qua kiểm soát quy mô sản xuất nông nghiệp. EU phân bổ hạn ngạch sản xuất cho từng nước, qua đó kiểm soát được lượng cung và duy trì mức giá cao cho nông sản.

Nguồn: tapchitaichinh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.