EVFTA có hiệu lực ảnh hưởng như thế nào đến ngành xuất khẩu nông sản Việt
Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020, Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực sau khi đã được Quốc hội của hai Bên phê chuẩn. Có thể nói EVFTA là một trong những Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia; với nhiều cam kết sâu, rộng, bao hàm cả những nội dung truyền thống và phi truyền thống
Một số nội dung chính của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có phạm vi cam kết rộng với mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam tính từ trước đến nay; và cũng là hiệp định thương mại tự do đầu tiên của EU với một quốc gia có mức thu nhập trung bình. EVFTA bao gồm 17 chương, 02 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ. Bốn lĩnh vực cơ bản của Hiệp định là thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ; đầu tư và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, EVFTA còn thêm 09 lĩnh vực khác như quy tắc xuất xứ; cạnh tranh, phát triển bền vững; các vấn đề về phòng vệ thương mại, bán phá giá…
Về thương mại hàng hóa
EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam; thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế; tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 07 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực; EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế; tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại; (bao gồm một số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao…). EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Về thuế xuất khẩu của Việt Nam, Việt Nam cam kết xóa bỏ hầu hết các loại thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất sang EU.
Về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Hai bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định; về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Hiệp định TBT) trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đối với các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) Việt Nam và EU đã đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS; nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật.
Về quy tắc xuất xứ
Hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một bên (Việt Nam hoặc EU); nếu đáp ứng được một trong các yêu cầu mà hai bên đã thống nhất: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất khẩu; không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất khẩu; nhưng đáp ứng được các yêu cầu như hàm lượng giá trị nội địa không dưới 40%…
Về thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU trong EVFTA về thương mại dịch vụ đầu tư hướng tới tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở; thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Trong đó, cam kết của EU cho Việt Nam cao hơn cam kết của EU trong WTO; và tương đương với mức cao nhất trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) gần đây của EU. Cam kết của Việt Nam cho EU cao hơn cam kết của Việt Nam trong WTO ; và ít nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao nhất mà Việt Nam thực hiện với các đối tác khác trong các đàm phán FTA hiện tại.
Ngoài ra, Hiệp định cũng đề cập đến một số vấn đề về cạnh tranh; doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững ; (bao gồm cả môi trường, lao động), các vấn đề pháp lý – thể chế, hợp tác và xây dựng năng lực.
Những cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuất khẩu
Cơ hội
Khi EVFTA có hiệu lực, toàn bộ sản phẩm xuất khẩu chính; mũi nhọn của Việt Nam là nông sản như: Gạo, cà phê, mật ong, chăn nuôi, hoa quả, thủy sản… Đều hưởng ưu đãi từ năm đầu. Cụ thể, khoảng 50% số dòng thuế ngành thủy sản sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực; giảm từ 6% – 22% hiện nay về 0%. Sau 03 năm EVFTA có hiệu lực, hai sản phẩm chủ lực là cá tra phi lê tươi; ướp lạnh (HS 030432) thuế sẽ giảm từ 9% xuống 0%, cá tra phi lê đông lạnh (HS 030462) sẽ giảm từ 5,5% xuống còn 0%; sản phẩm cá tra đông lạnh (HS 030324) được xóa bỏ thuế trong vòng 03 năm từ mức 8% như hiện nay.
Các sản phẩm hải sản khác như hàu, điệp, mực… sẽ được giảm thuế nhập khẩu ngay về 0% từ mức 20%. Các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh hiện đang chịu có mức thuế 6 – 8% sẽ giảm ngay về 0%; cá cờ kiếm từ 7,5% về 0%…
Các sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến, nước trái cây; cà phê, tiêu, điều, mật ong tự nhiên… cũng được xóa bỏ thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực. EU cũng dành tổng lượng hạn ngạch gạo khoảng 80.000 tấn/năm đối với gạo xay xát; gạo chưa xay xát và gạo thơm với mức thuế 0%… Một số ít mặt hàng nông sản nhạy cảm không được miễn thuế hoàn toàn nhưng chỉ áp dụng hạng ngạch thuế quan như: Ngô ngọt, tỏi, nấm hương; đường và các sản phẩm có hàm lượng đường cao…
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, hàng nông sản của Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít thách thức khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Trước hết, đó là vấn đề hàng rào kỹ thuật trong thương mại và quy tắc xuất xứ hàng hóa. Do việc phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế; nên các nước thành viên EU sẽ rất chú trọng tới các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); và quy tắc xuất xứ hàng hóa (C/O).
Như vậy, một số mặt hàng nông sản và các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sẽ đứng trước đòi hỏi rất cao từ phía khách hàng như: Cam kết về chất lượng, mẫu mã, giá cả, tính chuyên nghiệp… hoặc việc tăng chi phí. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý về khả năng EU có thể sẽ tăng hàng rào phi thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu; trong đó, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sẽ ngặt nghèo hơn nữa.
Ngoài ra, EU rất coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thông tin về lao động, môi trường sản xuất; chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không đăng ký đối với hàng thủy sản.
Nguồn: Isvn.vn