Hành vi “hát nhép” có còn bị xử phạt không?

Hành vi “hát nhép” có còn bị xử phạt không?

Về phía khán giả, nhiều người – nhất là giới trẻ – chỉ muốn “thần tượng” của mình xinh đẹp. Họ nhảy múa sôi nổi, tiếng hát hay mà không cần biết ca sĩ hát thật hay nhép. Nhờ kỹ thuật hát nhép mà không ít ca sĩ “chạy” được hàng chục show một đêm! Tuy nhiên, đến nay hát nhép đã xứng danh để gọi là một “phong trào” gây giảm sút lòng tin của công chúng nghệ thuật vào giới ca sĩ.

Việc bỏ quy định cấm hát nhép vấp phải phản ứng từ một số nhạc sĩ, ca sĩ. Theo họ, “hát nhép là bước thụt lùi trong âm nhạc”. Đó là ” không hát được thì đừng hành nghề ca sĩ”…

“Nếu không hát được thì đừng hành nghề ca sĩ”

hat-nhep

Khi đã bước chân vào con đường nghệ thuật thì người nghệ sĩ phải có đủ tố chất, khả năng và bản lĩnh. “Là ca sĩ thì phải dùng giọng hát để chinh phục khán giả. Bạn không phải dùng… điệu múa, điệu nhảy để “qua mặt” khán giả. Nếu hát hay mà nhảy đẹp thì càng tốt. Bạn thể hiện là một nghệ sĩ toàn diện. Còn nếu như không hát được thì theo tôi, họ đừng hành nghề ca sĩ nữa.

Dương Cầm cho biết, anh luôn đánh giá cao những chương trình có đầu tư ban nhạc sống. Ca sĩ có sự đầu tư tập luyện cùng ban nhạc. Theo anh, trình độ chơi nhạc của các nghệ sĩ Việt hiện nay rất tốt. Họ không thua kém nghệ sĩ các nước lớn trong khu vực. Đặc biệt trong việc kết hợp công nghệ để chơi backing track cùng với ban nhạc. Họ có thể phục vụ cả những show âm nhạc điện tử, hiphop hay rap.

Nam nhạc sĩ không đồng tình với việc bỏ quy định “cấm hát nhép”. “Thay vì bỏ quy định cấm hát nhép, cơ quan quản lý nên quản lý chặt chẽ hơn. Cần cấm hát nhép và có những quy định về xử phạt”, anh bày tỏ.

Cũng theo nhạc sĩ Dương Cầm, bên cạnh quy định chặt chẽ xoay quanh việc “cấm hát nhép”. Họ cũng cần có những quy định riêng về cách sử dụng phần nhạc đệm (beat). Ví dụ như đối với nhạc điện tử thì được phép để phần hát bè, hát nền ở mức độ nào. Và cũng cần có quy định những vấn đề này đối với việc ca sĩ tham gia ghi hình và biểu diễn truyền hình trực tiếp…

Nghị định mới sẽ “giết chết” sự sáng tạo, phát triển…?

Theo nữ ca sĩ, việc bỏ quy định cấm hát nhép sẽ “giết chết” sự phát triển, sáng tạo của người làm nghệ thuật. Việc cho phép hát nhép cũng là một thiệt thòi cho những nghệ sĩ muốn hát live. Họ muốn tận hiến cho âm nhạc.

“Ca sĩ lên sân khấu hát nhép chẳng khác nào như một con robot. Họ chỉ biết hát đi hát lại một bài hát duy nhất mà mình đã ghi âm trước đó. Còn khán giả bỏ tiền mua vé nhưng đổi lại chỉ nhận được thứ âm thanh giả tạo, hời hợt.

Việc cho phép hát nhép cũng là một thiệt thòi cho những nghệ sĩ muốn hát live. Họ muốn tận hiến cho âm nhạc. Với những nghệ sĩ gạo cội hay nghệ sĩ trẻ mới bước vào nghề mà có năng lực, giọng hát. Họ đều muốn được hát thật trên sân khấu. Họ muốn được thăng hoa trên sân khấu. Đó mới là cuộc sống của họ. Nhưng nếu cho phép hát nhép thì những nỗ lực của họ cũng chẳng bằng những người thích ăn sẵn, không có khả năng.

Thế giới đã vươn tới đỉnh cao bằng những màn trình diễn nghệ thuật cao cấp mà ca sĩ không chỉ đơn thuần là hát. Người nghệ sĩ vừa là sáng tác, vừa phối khí, biên tập… trực tiếp tham gia sản xuất chứ không đơn thuần chỉ là ở vai trò hát. Ví dụ ở những giải thưởng như Grammy, Giải thưởng Mama…, một nghệ sĩ có thể nhận cùng lúc với giải thưởng ở các hạng mục khác nhau như: ca sĩ, tác giả ca khúc, sản xuất, phối khí…”, nữ ca sĩ nói.

Nguồn: dantri.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.