Mẹ bầu nên đi giày cao gót hay không?

Mẹ bầu nên đi giày cao gót hay không?

Mẹ bầu thường thắc mắc. Có nên đi giày cao gót khi mang thai không? Tùy từng trường hợp cụ thể để có cách tư vấn khác nhau. Nhưng nói chung, thai càng lớn thì càng không nên đi giày cao gót. Bởi vì có rất nhiều yếu tố làm tác động xấu đến mẹ và bé khi đi giày cao.

Những yếu tố đó là gì? Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu nhé.

Có nên đi giày cao gót không?

Hậu quả khi đi giày cao

Co rút cơ bắp chân

Khi mang giày cao gót trong một thời gian dài; cơ bắp của bạn luôn ở trong tình trạng căng cứng và dễ dẫn đến chuột rút. Chứng co rút này thường nghiêm trọng hơn trong thời kỳ mang thai.

Giày cao gót làm thay đổi tư thế đứng của bạn. Cơ xương chậu bị đẩy về phía trước; thắt lưng cong nhiều hơn, tư thế này tạo rất nhiều áp lực lên vùng chậu và khớp sau; do đó làm đau nhức khớp vùng hông. Thêm vào đó, trong thời gian mang thai. Đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ, các dây chằng ở lưng được nới lỏng để giữ bé; khi đi giày cao gót sẽ kéo căng chúng và gây đau nhức.

Có nên đi giày cao gót không?

Mất cân bằng

Thực tế, khi mang thai phụ nữ sẽ nhanh chóng tăng cân; kèm với đó là sự thay đổi hoocmon trong cơ thể; làm giảm khả năng giữ thăng bằng ở bà bầu. Với cơ thể nặng nề và chiếc bụng to cồng kềnh; mang dép cao gót sẽ trở nên nguy hiểm cho mẹ bầu. Khả năng trơn trượt, dễ té ngã ở bà bầu cũng ngày càng gia tăng. Bởi vậy, các mẹ mang bầu cần hạn chế đi dép cao gót; để đảm bảo an toàn cho em bé.

Khi mang thai, lực chân của bạn trở nên yếu đi do cân nặng tăng và sự thay đổi của hormone. Bên cạnh đó, trọng tâm của cơ thể cũng bị thay đổi, nên khi đi giày cao gót sẽ khiến chân chịu gánh nặng nhiều hơn. Do đó, bạn sẽ dễ mất thăng bằng và té ngã, gây nguy hiểm.

Giãn cơ

Cũng giống như vùng bụng và vùng lưng, dây chằng vùng bắp chân cũng dần nới lỏng theo sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi mang giày cao gót, cơ bắp chân sẽ giãn nở. Bạn sẽ thấy đôi giày bỗng trở nên chật hơn, gây đau đớn và khó chịu.

Sưng tấy chân – đi giày cao

Trong thời kỳ mang thai, chứng phù nề, sưng chân thường xuyên xảy ra. Việc mang giày cao gót sẽ khiến cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu xuất hiện tình trạng phù nè ở bắp chân, mắt cá và bàn chân. Nếu chị em thường xuyên mang giày cao gót trong thời gian này; sẽ làm tình trạng phù nề trở lên trầm trọng, gây ra nhiều đau đớn cho bà bầu.

Có nên đi giày cao gót không?

Sẩy thai

Mang giày cao gót có nguy cơ sẩy thai rất cao do bạn dễ bị vấp ngã. Vì vậy, hãy mang giày bệt để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Mẹo nhỏ khi đi giày cao gót

Đi giày cao gót khi mang thai không tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng, bạn hãy chú ý khi mang giày cao gót:

  • Trong 3 tháng đầu, bạn có thể mang giày cao nhưng thấp hơn một chút so với bình thường. Sau đó, cơ của bạn sẽ yếu dần và lỏng lẻo, lúc này bạn nên hạn chế đi giày quá cao.
  • Mua dép thoải mái, không gây bí, chật chội.
  • Không nên mang gót nhọn cao, gót nhọn thấp và giày platform. Gót càng nhọn bạn càng khó giữ thăng bằng.
  • Bạn không nên mang giày cao gót suốt cả ngày, hãy cho chân thời gian nghỉ ngơi. Tháo giày ra, thư giãn chân và mang giày lại.
  • Tránh đi bộ hoặc đứng quá lâu trên giày cao gót. Nếu bạn bắt buộc phải mang gi, hãy dành thời gian để ngồi chứ không đứng hay đi.
  • Thay giày cao gót bằng giày đế bằng cho những hoạt động hàng ngày.
  • Nếu bạn cảm thấy khó chịu do mang giày cao, hãy massage chân và tập thể dục cho các cơ.

Nhiều người nghi ngờ đi giày cao gót khi mang thai là nguyên nhân gây chứng giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch có thể là do di truyền, có tiền sử huyết khối… Đi giày cao khi mang thai có thể gây rủi ro cho mẹ và bé. Vì vậy, bạn cần thận trọng  trong trường hợp này nhé.

Nguồn:hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.