Thử ngay 6 mẹo chữa trẻ hay khóc đêm mà không phải mẹ nào cũng biết

Thử ngay 6 mẹo chữa trẻ hay khóc đêm mà không phải mẹ nào cũng biết

Nỗi kinh hoàng đối với các gia đình có con nhỏ là trẻ thường xuyên khóc đêm. Con hay khóc đêm khiến mẹ lo lắng và mệt mỏi. Việc này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nhà.  Vậy làm thế nào để chữa trẻ khóc đêm đơn giản mà hiệu quả? Dưới đây là một vài mẹo trị trẻ khóc đêm mà chúng tôi muốn chia sẻ cho mẹ, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Vì sao trẻ hay khóc đêm? Chữa bé khóc đêm như thế nào?

Trẻ khóc đêm, hay còn gọi khóc dạ đề, là một biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường. Ban đêm, khi ngủ trẻ thường có biểu hiện trăn trở, ngọ nguậy hay giật mình thường xuyên. Vì thế, giấc ngủ của bé không sâu. Chứng khóc dạ đề thường kéo dài cho tới lúc bé 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm bé hết khóc dạ đề.

Trẻ khóc đêm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Dẫn đến mạ mất ngủ, mệt mỏi và stress.

Hậu quả trẻ hay khóc đêm

Ảnh hưởng đến bé

Trong những tháng đầu đời, giấc ngủ là thời điểm cơ thể bé phát triển. Khóc đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, hormone tăng trưởng bị suy giảm khiến con chậm lớn, chậm tăng cân, còi xương suy dinh dưỡng.

Có thể dẫn tới những hành vi bất thường ở trẻ sau này như: hay cáu kỉnh, lo âu…

Bên cạnh đó, việc trẻ khóc đêm quá nhiều còn có những hậu quả nguy hiểm mà mẹ nên đặt biệt lưu ý như làm tăng nguy cơ đột tử và làm suy giảm khả năng nhận thức của bé. Trẻ khóc liên tục thì dễ dẫn đến việc ức chế hô hấp, ngừng thở, nguy cơ đột tử. Ngoài ra, khóc đêm có thể ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và xử lý tình huống của trẻ.

Do đó, nếu mẹ thấy con khóc đêm không dứt, khóc đến khàn tiếng hoặc kèm theo những triệu chứng như: co giật khi ngủ, hoảng sợ… là những dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng, mẹ cần lưu ý xem xét đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nhé.

Trẻ khóc đêm ảnh hưởng đến mẹ

Chữa trẻ khóc đêm
Trẻ khóc đêm

Con khóc đêm liên tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của gia đình đặc biệt là mẹ. Việc khóc dạ đề ở trẻ khiến giấc ngủ của mẹ lẫn người nhà bị gián đoạn, phải thức đêm dỗ và ru con ngủ lại, nhiều lần như vậy khiến mẹ trở nên mệt mỏi, xanh xao, tinh thần chán nản, thậm chí có mẹ bị trầm cảm nhẹ.

Ngoài ra, mẹ còn có thể bị mất sữa do mẹ bị stress và phải thức đêm chăm con.

Các mẹo chữa trẻ khóc đêm

Tạo chuyển động đều

Trẻ sơ sinh 3 tháng đầu vẫn còn chưa quen hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Tử cung là không gian di chuyển liên tục và bé thường có xu hướng phản ứng lại bằng cách thực hiện những chuyển động như nhảy múa, lắc lư từ bên này sang bên kia. Tạo ra các chuyển động đều như chạm nhẹ vào chăn, lắc nhẹ nôi… có thể mang lại cho bé một cảm giác như được quay trở lại tử cung của mẹ khiến bé bị phân tâm và quên khóc.

Tiếp xúc da với bé để chữa trẻ khóc đêm

Việc tiếp xúc trực tiếp với làn da ấm áp của mẹ được chứng minh là có thể làm dịu cơn khóc của trẻ. Nó giúp ổn định nhiệt độ cho cơ thể, hormone gây căng thẳng, kích thích giải phóng oxytocin.

Tạo ra âm thanh quen thuộc

Thời kỳ bé sơ sinh trong bụng mẹ được ghi dấu bằng những âm thanh nhẹ nhàng. Tạo ra những âm thanh quen thuộc như tiếng nhạc, tiếng ru của mẹ giúp bé ngủ sâu hơn.

Massage cho bé để chữa bé khóc đêm

Một cách chữa trẻ khóc đêm khá hiệu quả đó là mẹ hãy massage cho bé. Trẻ sơ sinh thích sự tiếp xúc với da. Mẹ hãy để da trần của bé tiếp xúc trực tiếp với tay mẹ, sau đó mẹ bắt đầu xoa nắn tay, chân, lưng, ngực, và mặt của bé. Nếu bé bị khó chịu ở bụng, mẹ cũng có thể massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ.

Trò chuyện với bé

Chữa trẻ khóc đêm
Chữa trẻ khóc đêm

Mẹ có thể nói chuyện trực tiếp vào tai của trẻ. Trẻ nghe được tiếng của mẹ sẽ cảm thấy an toàn hơn.  Một câu chuyện hoặc vài lời hát ru nhẹ nhàng làm trẻ phân tán sự chú ý, nhanh chóng ngưng khóc ngay.

Vỗ nhẹ vào lưng trẻ để chữa trẻ khóc đêm

Bé khi khóc sẽ hít vào nhiều không khí hơn làm trẻ giống như bị đầy hơi khó chịu và còn khóc to hơn. Mẹ hãy vỗ nhẹ vào lưng để con ợ hơi lên. Tư thế tốt nhất là ẵm đứng bé, để đầu dựa vào vai mẹ và vỗ nhẹ nhàn.

Làm gì để chữa bé khóc đêm?

Bởi vì khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm nên bố mẹ không có cách nào để ngăn tình trạng này, chỉ có thể áp dụng nhiều cách như trên để xử lý nếu thấy bé khóc. Dưới đây là một vài gợi ý để bố mẹ giúp bé có giấc ngủ ngon hơn:

  • Không nên cho trẻ ăn quá no hay bú quá nhiều trước giờ đi ngủ.
  • Mẹ luôn giữ cơ thể bé khô ráo, thường xuyên thay tã mới sau khi bé đi tiểu hay đại tiện.
  • Giường và ga trải giường phải sạch sẽ.
  • Tránh sử dụng các loại bột giặt, nước xả gây kích ứng da trẻ.
  • Lập ra thời gian biểu cố định như chia rõ giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi tách biệt nhau. Như vậy thói quen sinh hoạt của bé sẽ được hình thành, nhất là giờ ngủ bé sẽ không bị phân tâm.
  • Không nên để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày khiến buổi đêm trẻ khó ngủ.
  • Tạo môi trường trong phòng ngủ thật yên tĩnh, giảm tối đa ánh sáng, hạn chế người qua lại.

Có thể nói 3 tháng đầu đời của trẻ là khoảng thời gian mẹ vất vả nhất. Việc khóc đêm của trẻ rất cần nhiều sự kiên nhẫn từ bố mẹ, do đó với những mẹo chữa trẻ khóc đêm mà Huggies chia sẻ trong bài viết này, hy vọng mẹ đã biết cách xử lý khi thấy bé khóc đêm rồi nhé!

Tham khảo: Bí quyết giúp mẹ tiết nhiều sữa

Theo Huggies.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.