Nông sản chủ lực trong xuất khẩu ở nước ta

Nông sản chủ lực trong xuất khẩu ở nước ta

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Nó có đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Làm thế nào để tận dụng lợi thế, cơ hội vượt qua được các khó khăn thách thức. Đây chính là vấn đề đang đặt ra cần giải quyết. Cùng theo dõi những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta ở bài viết dưới đây nhé.

Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của nông sản đất nước ta. Nó chiếm tỷ trọng 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Và tiếp đến là Mỹ chiếm 21,9%, EU chiếm 11,7%, ASEAN chiếm 10,1%, Nhật Bản chiếm 8,8% và Hàn Quốc chiếm 5,8%.

Nông sản chủ lực trong xuất khẩu ở nước ta

Từ 2009 đến nay, giá trị xuất khẩu nông sản của đất nước ta luôn ở mức cao. Nó có đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của nước ta.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng từ 16,5 tỷ USD năm 2008 lên 32,1 tỷ USD năm 2016 (tăng trưởng 8,7%/năm).

Trong số đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh và đều qua các năm. Điển hình như hạt điều (tăng trưởng 15,3%/năm), nhóm hàng rau quả (tăng trưởng 25,2%), hạt tiêu (tăng trưởng 21%/năm).

Những mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam

Xuất khẩu gạo

Gạo là một mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Thị trường tiêu thụ gạo của nước ta lớn nhất là Philippines. Với 31,5% thị phần, đạt 1,97 triệu tấn và 813,3 triệu USD.

Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Senegal (gấp 9,86 lần), Bờ Biển Ngà (tăng 78,6%), Đài Loan (tăng 31%). Hong Kong (tăng 28,3%) và Tanzania (tăng 26,6%). Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2019 đạt 439 USD/tấn. Có biến động giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu rau quả

Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 906,1 triệu USD, giảm 29,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019 (đạt 1,3 tỷ USD).

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nó khiến tốc độ xuất khẩu hàng hóa chậm lại, do áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát phòng dịch.

Đáng chú ý, sản lượng và giá trị xuất khẩu rau quả đến các thị trường khó tính trong 6 tháng đầu năm đều tăng.

Xuất khẩu hạt điều

Mỹ là thị trường tiêu thụ hạt điều chính của nước ta. Nó chiếm gần 37% trong tổng lượng xuất khẩu của cả nước. Với 67.085 tấn, tương đương 450,93 triệu USD, giá 6.721,8 USD/tấn, tăng 32,7% về lượng, tăng 15,2% về kim ngạch nhưng giảm 13,2% về giá so với cùng kỳ năm 2019.

Đứng thứ 2 về lượng tiêu thụ thuộc về thị trường EU. Thị trường chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu của cả nước. Với 46.375 tấn, tương đương 310,95 triệu USD, giá 6.705 USD/tấn ,tăng 23,6% về lượng, tăng 5,5% về kim ngạch tuy nhiên giảm 14,6% về giá so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu cao su

Trung Quốc vẫn lại đứng đầu về tiêu thụ cao su của đất nước ta trong năm qua, chiếm 67,5% lượng cao su xuất khẩu với khối lượng đạt 1,01 triệu tấn, tương đương 1,35 tỷ USD, tăng gần 10% cả về lượng và kim ngạch so sánh với cùng kỳ năm 2018.

Vị trí thứ 2 thuộc về Ấn Độ, chiếm 30% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt 118.463 tấn, trị giá 169,09 triệu USD, chiếm 7,9% trong tổng lượng và chiếm 8,3% trong tổng kim ngạch.

Tiếp theo là xuất khẩu cao su sang thị trường EU và các nước Đông Nam Á lần lượt đạt 97,07 triệu USD, 67,38 triệu USD.

Xuất khẩu cà phê

Tính đến tháng 9/2019, đất nước ta xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài ước lượng đạt 92.347 tấn. Số liệu này tương đương 168,68 triệu USD, giá 1.826,6 USD/tấn.

Nông sản chủ lực trong xuất khẩu ở nước ta

Đức là thị trường lớn nhất xét về lượng tiêu thụ cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Nó đạt 185.262 tấn, tương đương 289,28 triệu USD, giá 1.561,5 USD/tấn. Và chiếm trên 14,6% trong tổng lượng. Chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

Tiếp theo là thị trường Đông Nam Á và Hoa Kỳ lần lượt đạt 149.507 tấn và 111.273 tấn. Số liệu tương đương 296,75 triệu USD và 185,95 triệu USD.

Tạm kết

Phía trên là những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà mình đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này. Cảm ơn bạn theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nguồn: Brands.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.