Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai nếu chế độ ăn uống không cân đối và phù hợp dễ mắc phải tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, các mẹ cần chú ý kỹ nhé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

 tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường trong quá trình mang thai thường xảy ra vào tuần thai 24-28. Tình trạng bệnh liên quan đến Insulin từ tuyến tụy sản sinh không đủ để chuyển hóa đường glucose trong cơ thể thành năng lượng, dẫn đến tháo đường thai kỳ.

Nhưng lượng đường trong cơ thể mẹ sẽ trở lại bình thường sau 6 tuần hạ sinh.

Chú ý hơn, đối với phụ nữ mang thai có cân nặng hơn mức cho phép, hoặc béo phì trước đó thì lượng Insulin sẽ không thể đáp ứng và kết quả là bị tiểu đường.

Dấu hiệu

Biểu hiện khát nước nhiều là một trong những dấu hiệu tiểu đường ở mẹ bầu.

Hiện nay, chưa có công bố chính xác về biểu hiện tiểu đường thai kỳ sẽ có triệu chứng gì, nhưng qua quan sát của bác sĩ với nhiều bệnh nhân thường sẽ có tình trạng chung như:

  • Mẹ bầu sẽ khát nước thường xuyên, kèm theo là tiểu nhiều.
  • Tại âm đạo có dấu hiệu ngứa, khó chịu và bị nấm men.
  • Những vết thương ngoài da lâu lành dù chỉ vài vết xước nhẹ.
  • Chế độ ăn đầy đủ, nhưng cân nặng lại giảm.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, không có năng lượng hoạt động.
  • Đặc biệt, nước tiểu của mẹ bầu sẽ thu hút kiến bâu.

Thêm vào đó, bệnh cũng dựa trên những yếu tố sau:

  • Tiền sử gia đình có người thừa cân, béo phì rất dễ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.
  • Chỉ số BMI trên 30 là dấu hiệu của thừa cân, béo phì và dễ mắc bệnh.
  • Những mẹ đã có tiền sử đái tháo đường khi mang thai lần đầu, thì nguy cơ tái bệnh trong thai kỳ thứ 2 rất cao.
  • Mẹ đã từng bị thai lưu nhưng không rõ nguyên nhân.

Tiểu đường thai kỳ có biến chứng không? 

Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thì không thể tránh khỏi những ảnh hưởng gồm:

Biến chứng thai kỳ:

Mẹ có nguy cơ mắc tiền sản giật và tình trạng sản giật sẽ cao gấp 4 lần bình thường, hoặc băng huyết sau sinh,..

Sinh khó khăn:

Bệnh tiểu đường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến bé từ mẹ, và cơ thể bé buộc phải sản sinh Insulin nhiều hơn. Điều này làm cho vai phát triển nhanh, hoặc đôi khi gây gãy xương, thậm chí là tổn thương não khi được sinh ra.

Ảnh hưởng thai nhi:

Nguy cơ hơn nữa, bệnh lý này dễ làm mẹ sinh non, thai lưu, đa ối, hoặc vỡ ối nên rất nguy hiểm cho thai nhi.

Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ

Để điều trị tiểu đường thai kỳ, các mẹ phải làm cho lượng đường huyết trong cơ thể ổn định hơn với những phương pháp khuyến cáo:

  • Mẹ nên có chế độ ăn lành mạnh và tránh những món ngọt
  • Xây dựng một chế độ tập luyện 30’ mỗi ngày như yoga, và phải hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn tập cường độ cao. Hơn nữa, mẹ không nên tập bài lưng trong 3 tháng đầu, vì không tốt cho mẹ và thai nhi.
  • Bác sĩ sẽ khuyến cáo tiêm Insulin trong trường hợp cần thiết để điều trị tiểu đường thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ

tiểu đường thai kỳ

Xây dựng một thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là rất quan trọng; vì như thế có thể bảo vệ được an toàn cho thai nhi, lẫn mẹ.

  • Bữa sáng, mẹ nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, trứng luộc và thêm sữa chua.
  • Lượng nước cho phép của mẹ nên từ 6-8 ly mỗi ngày.
  • Giảm thiểu lượng tinh bột và đường trong thực phẩm, vì có thể làm tăng đường huyết rất nhanh.
  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ, cà rốt,…
  • Dung nạp 200g protein mỗi ngày gồm trứng, cá, đậu thịt nac, hoặc phô mai,..

Với một thực đơn trên, các mẹ có thể dễ dàng từng bước điều trị tiểu đường thai kỳ nhanh chóng; và đảm bảo an toàn cho bé khi sinh ra.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp ở các mẹ bầu; và sẽ được chú ý quan tâm khi thăm khám bác sĩ. Hơn thế nữa, các mẹ bầu muốn con được khỏe mạnh; thì phải tạo thói quen ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng tốt; đồng thời hạn chế đồ ăn ngọt, chất béo quá nhiều trong giai đoạn mang thai. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Nguồn: dayconkieunhat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.