Mách mẹ cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Khi trẻ bị tiêu chảy thường bị mất nước, mất điện giải, mệt mỏi, li bì. Đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, có thể gây chậm lớn, thiếu vi chất, suy dinh dưỡng. Vì vậy, rất nhiều cha mẹ hoang mang khi con mình bị tiêu chảy. Cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chăm con bị tiêu chảy.

Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ các nguyên nhân gây bệnh là gì và cách chăm sóc như thế nào nhé!

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

Nhiễm virus Rota làm trẻ bị tiêu chảy

Với các biểu hiện như nôn, sốt, đi ngoài tóe nước nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu vàng xanh có khi như hoa cà, hoa cải. Trẻ thường bị nôn, trớ nhiều lần dẫn đến mất nước trầm trọng.

Nhiễm khuẩn hay ký sinh đường ruột

Nhiễm vi khuẩn là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy ở trẻ em. Bệnh thường do các vi khuẩn E.coli,Salmonella,Vibrio cholerae (vi khuẩn tả)… gây ra. Mỗi vi khuẩn sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Khi con có triệu chứng của tiêu chảy, mẹ nên cho con đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các kết quả kiểm tra tính chất phân, triệu chứng của trẻ bị tiêu chảy, soi phân, cấy phân để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra cách điều trị.

Do thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em. Khi trẻ bị ho, viêm họng,.. cần sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có hại, làm chết các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hậu quả là loạn khuẩn ruột và dẫn đến tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy do loạn khuẩn ruột thường có triệu chứng như: Bé đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, phân lỏng lẫn nhầy, hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu.

Dị ứng sữa hay đồ ăn

Những trẻ thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Lactose trong sữa, các sản phẩm từ sữa sẽ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa loại đường này. Đường Lactose ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành axit lactic và khiến trẻ bị tiêu chảy. Khi này, trẻ bị tiêu chảy có những triệu chứng như chướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy, đi phân chua, da quanh hậu môn bị hăm đỏ. Các triệu chứng của tiêu chảy nặng hay nhẹ tùy thuộc vào lượng Lactose trẻ tiêu thụ nhiều hay ít.

Với những trẻ dị ứng thức ăn, thường là dị ứng với protein trong thực phẩm sẽ dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy. Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ ăn. Các triệu chứng gồm tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt; nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí là tử vong. Thức ăn hay gây dị ứng là sữa, trứng (nhất là lòng trắng trứng), hải sản, cá, lạc…

Ngộ độc thức ăn 

 Khi bị ngộ độc, bé sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt,… Biến chứng nghiêm trọng hơn đó là cơ thể mất nước,điện giải có thể dẫn tới tử vong.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà như thế nào?

Trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy

Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn điện giải gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, cần cho trẻ uống nhiều nước để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy. Tuy nhiên, không phải cứ cho trẻ uống thật nhiều nước là đúng cách. Khi bị tiêu chảy, trẻ bị mất nước kèm theo điện giải, do vậy, cần cho trẻ uống dung dịch ORESOL để bù lại số lượng nước và các chất điện giải bị mất do tiêu chảy, pha và dùng theo đúng hướng dẫn ghi trên gói thuốc.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em đa phần là do nhiễm trùng ở đường ruột. Các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột làm phân không được thải ra ngoài, vi khuẩn và chất độc hại sẽ bị tích tụ lại trong ruột. Trẻ vẫn bị tiêu chảy nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Mẹ còn cần biết chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa của bé có thể làm việc từ từ và không quá sức. Ruột non và hệ thống tiêu hóa của bé lúc này còn rất yếu, sẽ mất một thời gian để hệ tiêu hóa phục hồi và trở lại bình thường. Đừng lo lắng nếu phải mất 3 – 4 ngày phân của bé mới trở lại bình thường bởi điều trị tiêu chảy luôn cần thời gian.

Gừng

Gừng được xem là thần dược trong việc hỗ trợ tiêu hóa. Gừng giúp kích thích nhu động ruột của bé, làm tăng vận chuyển thức ăn. Không gây sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng, chống đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.

Uống nước chanh

Nước chanh tự nhiên có chứa nhiều axit citric và vitamin C, cả 2 đều có tính kháng khuẩn. Vitamin C có thể kích thích và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Uống một lượng vừa đủ nước chanh sẽ tốt cho bệnh tiêu chảy liên quan đến vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, trong điều trị tiêu chảy, chanh đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nước, chất điện giải và calo cho cơ thể. Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ hãy hòa nước chanh với nước ấm và một tí muối cho trẻ uống để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Gạo trắng

Trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy

 Gạo giúp làm se và giúp cho phân của trẻ cứng hơn. Gạo là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời vì nó có chứa nhiều carbohydrate. Ngoài ra, gạo còn giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có ích cho nhu động ruột bình thường. Mẹ nên cho trẻ ăn gạo trắng vì gạo lứt chứa nhiều chất xơ khó tiêu.

Sữa chua

Cũng được nhắc đến như là một thực phẩm chữa tiêu chảy hiệu quả. Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp bao tử dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những trẻ bị tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ.Nếu mất nước kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Mẹ cũng cần chú ý sử dụng nước lọc để hợp vệ sinh.

Tham khảo: Mẹo chữa trẻ khóc đêm, không phải mẹ nào cũng biết

Theo Huggies.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.