Thương vụ trao đổi bản quyền âm nhạc đang nóng lên

Thương vụ trao đổi bản quyền âm nhạc đang nóng lên

Thị trường nhạc số phát triển. Các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đứng trước những thách thức. Đó là về bảo hộ quyền tác giả. Trước những hành vi xâm phạm bản quyền. Thực tế cho thấy các hành vi xâm phạm bản quyền hay quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc diễn ra ngày càng phổ biến. Với mức độ nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi. Khi có tranh chấp xảy ra, không nhiều tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh được rõ ràng quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc.

Hàng tỷ USD mua bản quyền âm nhạc

Huyền thoại âm nhạc Bob Dylan vừa gây xôn xao khi ông quyết định bán quyền xuất bản toàn bộ gia tài âm nhạc gồm 600 tác phẩm của mình cho Universal Music (Tập đoàn Xuất bản Âm nhạc Universal – UMG).

Đây được coi là “kho báu” của nền âm nhạc đại chúng. Trong đó có những tác phẩm bất hủ như: Blowin ‘in the Wind,’ The times they are a-Changin, Knockin’ on Heaven’s door, Tangled up in blue…

bản quyền

Với hợp đồng này, Universal sẽ có quyền vĩnh viễn sử dụng các ca khúc thuộc về sáng tác của Dylan. Để khai thác ở các lĩnh vực như quảng cáo và sản xuất phim, truyền hình hoặc trò chơi điện tử…

Mark Savage, cây bút âm nhạc nhìn nhận trên BCC News: “Với những người hâm mộ Bob Dylan, không có gì thay đổi. Âm nhạc của anh ấy vẫn có trên các trang web trực tuyến và CD như trước đây. Chỉ có điều sau hậu trường, nguồn tiền giờ chảy về nơi khác”.

Dù vậy, thỏa thuận này không bao gồm quyền sở hữu với các bản ghi âm của Dylan ở tư cách nghệ sĩ biểu diễn. Có nghĩa, nếu hãng muốn sử dụng những album, bài hát mà Dylan phát hành ở tư cách nghệ sĩ biểu diễn thì phải được ông chấp thuận.

Theo NewYork Times, thỏa thuận này là thương vụ mới và cao cấp nhất trong thị trường. Danh mục âm nhạc sôi động của năm nay. Cách đây không lâu, Stevie Nicks vừa bán 80% quyền xuất bản danh mục sáng tác của mình. Với giá trị khoảng 80 triệu USD cho Primary Wave Music.

Kênh đầu tư hấp dẫn hơn cả vàng, dầu mỏ?

bản quyền

Trên tờ The Guardian, Merck Mercuriadis – người sáng lập Hipgnosis mô tả: “Việc đầu tư vào tiền bản quyền. Âm nhạc là cuộc đặt cược tốt hơn vàng hoặc dầu. Vì bản chất của chúng là tạo ra lợi nhuận và thậm chí không bị gián đoạn khi các ngành kinh tế khác gặp khó khăn”.

Minh chứng cho điều này là trong năm 2020, khi các ngành kinh tế khác đều lao đao vì Covid-19. Thị trường âm nhạc trực tuyến vẫn tiếp tục tăng trưởng. Trong quý II/2020, thời điểm của đại dịch toàn cầu vào dịp cao điểm. Số liệu từ Spotify cho thấy lượng người dùng hàng tháng tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Âm nhạc trực tuyến đang chứng tỏ là công cụ kiếm tiền đắc lực cho các chủ sở hữu bản quyền. Năm 2013, doanh thu âm nhạc toàn cầu chỉ đạt 14 tỷ USD. Nhưng tới năm 2019 đã tăng lên 20,2 tỷ USD nhờ lượng phát trực tuyến tăng 23%.

Dự kiến, đến cuối năm 2020, sẽ có hơn 450 triệu người đăng ký. Các dịch vụ âm nhạc trả phí trên Apple, Amazon và Spotify. Theo dự đoán của Goldman Sachs, doanh thu âm nhạc sẽ tăng khoảng 131 tỷ USD vào năm 2030.

“Đại dịch gây khó khăn cho nhiều ngành công nghiệp. Bao gồm các chương trình nhạc sống. Nhưng không ngăn cản sự phát triển của nhạc trực tuyến”. The Guardian nhận định và đánh giá. Hiện tại đang là “cơn sốt vàng” của thị trường mua bán bản quyền bài hát.

Dòng thu nhập hấp dẫn các nhà đầu tư

Những dòng thu nhập từ sở hữu bản quyền bài hát có thể tồn tại lâu dài. Đây là điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư. Dotan Oliar, giáo sư tại Đại học Luật Virginia – người chuyên về sở hữu trí tuệ phân tích. Ví như bản quyền của Bob Dylan với tác phẩm trước năm 1978 của ông sẽ hết hạn sau 95 năm kể từ khi xuất bản.

Như thế, những bài hát từ năm 1962 có thể tạo ra thu nhập đến năm 2057. Còn bản quyền với các bài hát được viết sau ngày 1/1/1978 sẽ hết hạn sau 70 năm sau khi Dylan qua đời.

Tại Việt Nam, việc nhạc sĩ bán đứt một số ca khúc của mình cho các đơn vị toàn quyền sử dụng vẫn có từ trước tới nay. Các nhạc sĩ chỉ nhận tiền một lần và có quyền nhân thân (tên tác giả bài hát). Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào bán cả “gia tài” âm nhạc của mình cho các đơn vị khác. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. Một trong những nhạc sĩ có nhiều bản hit và có tiền tác quyền lớn từ VCPMC (Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam) cho biết, từng nhận được đề nghị bán bản quyền nhiều sáng tác của mình. Nhưng cả đối tác và anh đang cân nhắc số tiền hợp lý nên thương vụ chưa thực hiện được.

Nguồn: baogiaothong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.