Xuất khẩu nông sản Việt Nam và những thách thức

Xuất khẩu nông sản Việt Nam và những thách thức
Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức cao. Nó đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của Việt Nam. Nông sản của Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia hội nhập vào kinh tế thế giới. Nó sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đi liền với đó là không ít những thách thức

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Giai đoạn 2011-2016, giá trị hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu có tỷ lệ tăng bình quân 12,7%/năm. Tuy nhiên chưa thực sự ổn định. Hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường. Trong đó những thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc (19%), EU (16%), Hoa Kỳ (13%), Nhật Bản (8%), Hàn Quốc (5%)…

Hạt tiêu là mặt hàng có sự tăng trưởng vượt bậc. Đây cũng là loại cây mang lại lợi nhuận cao nhất cho nông dân. Theo các chuyên gia dự báo, tiềm năng để mở rộng thị trường xuất khẩu. Và tăng giá trị xuất khẩu (>1,5 tỷ USD) trong thời gian tới rất lớn.

Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều. Và trong những năm tới, cơ hội tăng trưởng rất cao. Bởi nhu cầu sử dụng các loại hạt, quả khô để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng tăng.

Gạo cũng là mặt hàng nông sản truyền thống. Và đang đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu. Mặc dù là mặt hàng chủ lực nhưng lại chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nước láng giềng là Thái Lan.

Cà phê là sản phẩm trên thế giới có nhu cầu tăng cao. Vì vậy nên khả năng mở rộng thị trường và tăng giá trị xuất khẩu đối với mặt hàng này trong thời gian tới vẫn duy trì ổn định.

Một mặt hàng nông sản được xếp vào nhóm hàng xuất khẩu chủ lực là rau quả. Với tốc độ tăng trưởng cao (năm 2016 tăng 22.4% so với 2015). Và Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.

Tình hình xuất khẩu nông sản hiện nay

Diễn biến của tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong những tháng đầu năm 2017 tiếp tục có sự tăng trưởng tích cực. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 5/2017 ước đạt 2,8 tỷ USD. Nó đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2017 đạt 13,7 tỷ USD. Tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính trong 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 7,3 tỷ USD. Tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,3 triệu tấn. Đạt 1 tỷ USD, tăng 1,6% về khối lượng và tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu cà phê ước đạt 693.000 tấn và 1,57 tỷ USD. Giảm 15,9% về khối lượng nhưng tăng 11% về giá trị. Xuất khẩu cao su đạt 353.000 tấn và 708 triệu USD. Giảm 1,5% về khối lượng nhưng tăng 61,5% về giá trị.

Cũng trong 5 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,52 tỷ USD. Nó đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 11,02 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2016.

xuất khẩu nông sản

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam

Thời gian tới, xuất khẩu nông sản có nhiều cơ hội khởi sắc do nhu cầu thị trường tăng và có thêm các ưu đãi về thuế theo lộ trình triển khai cam kết hội nhập quốc tế. Để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chủ lực Việt Nam ra thị trường thế giới. Chúng ta cần chú trọng thực hiện một số biện pháp sau:

Về phía Nhà nước:

Tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường nông sản trên thế giới. Nhằm phục vụ cho DN Việt Nam sản xuất và xuất nhập khẩu hàng nông sản phù hợp. Tránh thiệt hại và giảm những rủi ro không đáng có cho DN và người nông dân;

Bổ sung và điều chỉnh các chính sách theo hướng thu hút đầu tư cho ngành Nông nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vừa xây dựng hình ảnh. Nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tiếp tục đổi mới các hình thức xúc tiến thương mại đối với mặt hàng nông sản. Đặc biệt là nông sản chủ lực. Đối với các thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Nhật, Mỹ thì cần có sự trao đổi giữa các nhà đầu tư với nhau. Và tìm kiếm cơ hội hợp tác để hình thành chuỗi giá trị toàn cầu.

Về lâu dài, Nhà nước cần quy hoạch các vùng sản xuất, nuôi trồng thích hợp, cần có sự điều phối theo nhu cầu xuất khẩu của thị trường. Đối với những mặt hàng ở thị trường có chính sách bảo hộ hay rào cản kỹ thuật cao thì cần hỗ trợ đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ cao, các kỹ thuật tiên tiến từ khâu sản xuất đến chế biến. Bảo quản chất lượng nông sản. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường.

Về phía DN sản xuất và xuất khẩu:

Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế. Những yêu cầu của VietGap, Gloabal Gap cần triển khai cho hầu hết các sản phẩm, bởi đây sẽ là yêu cầu của các thị trường nhập khẩu trong tương lai.

Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn: DN cần lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế của từng thị trường và khả năng của DN. Đồng thời, cũng đưa ra các giải pháp đồng bộ triển khai hiệu quả định hướng chiến lược xuất khẩu nông sản, tối đa hóa giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu bằng công nghệ sơ chế, chế biến tiên tiến và hiện đại.

Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản: Đây là công việc hết sức cần thiết đối với hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Giải pháp tối ưu là DN cần cung cấp các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có xuất xứ tốt để nâng tầm thương hiệu, xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng.

Nguồn: tapchitaichinh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.