Át chủ bài của Nông sản Việt Nam

Át chủ bài của Nông sản Việt Nam

Việt Nam có đầy đủ tiềm năng nhưng vì sao chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc nông nghiệp. Nguyên nhân là do nền sản xuất còn nhỏ lẻ, chất lượng bấp bênh, giá thành cao, thiếu thương hiệu… Bao năm qua, Việt Nam được xem là nước xuất khẩu nông sản. Song vẫn vắng bóng trên bản đồ thế giới. Cùng đi tìm xem át chủ bài của Nông sản Việt là đâu nhé?

“Cuộc chơi” của thương hiệu

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018, cả nước có gần 50 nghìn doanh nghiệp (DN) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nó bao gồm cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông sản, các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp. Trong đó trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là 7.600 DN. DN đầu tư vào nông nghiệp đã tạo ra hơn 4,5 triệu việc làm.

Muốn như vậy, với những nguyên liệu đạt chất lượng, chúng ta phải chế biến, đóng gói theo khẩu vị, thói quen tiêu dùng, sản phẩm phải đạt được các chuẩn mực theo đẳng cấp quốc tế. Những tập đoàn chế biến nông sản lớn của thế giới như Nestlé (Thụy Sỹ), Cargill (Mỹ). Với doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ USD. Như vậy, đây là “cuộc chơi” của thương hiệu. Muốn đưa được nông sản Việt ra nước ngoài, chúng ta phải chế biến và xây dựng được những thương hiệu nông sản Việt toàn cầu. Và sản xuất theo xu hướng thị trường cần.

át chủ bài

Phải biết mình đang bán cái gì?

Một thực tế nữa cho thấy, dù là nước sản xuất cà phê đứng thứ hai thế giới. Nhưng nhận thức về cái tên Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới còn rất hạn chế. Lý do là cà phê nước ta chủ yếu chỉ bán nguyên liệu thô. DN nhập khẩu rang xay, chế biến, đóng hộp. Nó sẽ gắn thương hiệu của họ và giá trị gia tăng của hạt cà phê chủ yếu nằm ở khâu này.

Không chỉ cà phê mà hầu hết các nông sản khác đều chung tình trạng như vậy. Chúng ta chưa khẳng định được mình đang bán cái gì ra ngoài thị trường? Đây là điều lý giải câu hỏi vì sao phần lớn nông sản Việt chưa có thương hiệu mạnh. Và giá trị gia tăng thu được cũng thấp.

Việt Nam đang mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, nông sản Việt còn đang mong muốn được bước chân vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thế nhưng, việc quảng bá, giới thiệu các thương hiệu quốc gia ra thế giới đang còn rất ít. Như thế vẫn chưa tận dụng được vai trò và lợi thế của thương hiệu quốc gia.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng một số thương hiệu nông sản chủ lực. Trước mắt tập trung vào 5 mặt hàng có thế mạnh. Bao gồm xoài, thanh long, chè, cà phê, cá tra. Đó là những mặt hàng có khối lượng đủ lớn và ổn định. Chất lượng tốt đồng đều, giá bán cạnh tranh.

“Át chủ bài”

Thẳng thắn cho rằng, át chủ bài đầu tiên cho đầu ra ngành nông nghiệp Việt Nam là nắm chắc khâu thương mại. Do đó, nông dân và DN làm nông sản cần chủ động trong câu chuyện tham gia thị trường và nắm chắc được quy trình khép kín từ sản xuất tới đầu ra. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ thông tin, cần phải có chợ thương mại điện tử để dần thay thế cách bán hàng truyền thống manh mún, không hiệu quả.

Một trong những lý do khiến thương hiệu vẫn là khâu yếu nhất của DN là bởi, dù đã có chủ trương, chính sách của Nhà nước khuyến khích DN xây dựng thương hiệu, nhưng phần lớn DN chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của thương hiệu cũng như đầu tư quá ít cho việc xây dựng thương hiệu.

Thương hiệu có giá trị hay không phải sau 20-30 năm mới có thể khẳng định, vì “tuổi thọ” của nó phải được người tiêu dùng chấp nhận, kiểm định. Bản thân DN cũng phải luôn làm mới thương hiệu của mình, để thương hiệu phát triển bền vững, đồng hành cùng DN. Đó chính là yếu tố đòi hỏi sự sáng tạo, quyết liệt của DN và luôn mang lại giá trị đích thực cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó là những giải pháp đảm bảo thực hiện trách nhiệm của DN trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật, những cam kết quốc tế cũng như trách nhiệm bảo vệ môi trường; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện các chính sách xã hội, đặc biệt là đảm bảo lợi ích của người nông dân.

Nguồn: tapchitaichinh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.