Có thể bạn chưa biết về hoa Đậu Biếc
- Nguyễn Thị Hiên
- 1,306
- 0
Thời gian gần đây, giới trẻ rất thích thú khi thưởng thức món thức uống lạ mang nhiều màu sắc; xanh biếc, tim tím, hồng hồng… ở các quán trà sữa. Đó là trà làm từ hoa Đậu biếc. Nó không chỉ đẹp mắt mà còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của hoa Đậu Biếc
Làm đẹp từ hoa Đậu Biếc
Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư
Khả năng chống oxy hóa cao nên giảm tối đa sự hình thành các gốc tự do. Ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra.
Ngoài ra, hoạt chất trong hoa Đậu biếc có công năng ổn định di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào. Tăng cường khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào nên hạn chế được sự phát triển tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.
Mặt khác, trong phòng thí nghiệm, chất cliotide của hoa đã thể hiện khả năng ức chế tế bào ung thư một cách đầy ấn tượng.
Hoa Đậu Biếc tăng cường hệ miễn dịch
Màu xanh của hoa có hoạt chất anthocyanin giúp bảo vệ DNA và lipid peroxidation khỏi tổn thương và tăng sản xuất cytokine để tăng miễn dịch cho cơ thể.
Tính kháng khuẩn
Hoa Đậu biếc có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ.
Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy: cliotide trong hoa có khả năng kháng khuẩn in vitro chống lại E.coli , K. pneumoniae , và P. aeruginosa.
Hoa Đậu Biếc tốt cho tim mạch
Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa Đậu biếc cải thiện đáng kể nguy cơ tử vong do động mạch vành vì giúp bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu, giảm thuyên tắc máu ngăn ngừa huyết khối não và giảm huyết áp.
Hữu ích cho bệnh tiểu đường
Hoa Đậu biếc cũng có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hoa Đậu Biếc giúp cải thiện thị lực
Việc tăng cường máu đến các cơ quan cũng giúp cho dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được cải thiện, làm mắt được bảo vệ tốt, thị lực tăng lên. Mắt được bảo vệ tránh những tổn thương do các gốc tự do nên làm chậm sự tiến triển của đục thủy tinh thể, giúp điều trị những tổn thương của võng mạc.
An thần, giảm lo âu
Theo các tài liệu cổ, hoa Đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm là do màu xanh của hoa. Đây là lý luận của Ayurveda Ấn Độ và Trung Y.
Tăng cường sức khỏe
Trong món ăn, thức uống làm từ Đậu Biếc đã có những hoạt chất có ích nên hiển nhiên cơ thể được tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi. Lúc uống trà Đậu biếc, người sử dụng lại có cảm giác khoan khoái; thư giãn khi ngắm nhìn màu xanh biếc; hoặc tím ngắt; hay hồng hồng của trà sau những lúc làm việc căng thẳng.
Tác hại của hoa Đậu Biếc
Theo BSCKII, Hoàng Thanh Hiền Khoa Y học Cổ truyền, bệnh viện Quận 11, TPHCM: rễ và hạt có chứa: một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, thuốc trị côn trùng cắn… Việc ăn nhầm hạt hoa có thể gây buồn nôn. Còn đối với hoa thì không có chứa chất độc gì.
Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng đậu biếc. Hạt của hoa có chứa chất anthocyanin, chất này làm co bóp tử cung rất ảnh hưởng tới thai kì. Vì vậy, mẹ bầu nên cẩn thận khi dùng loại hoa này. Nếu muốn dùng, cần để ý xem trong hoa còn dính hạt hay không.
Đối với trẻ em
Cơ thể trẻ em còn non yếu. Trong hạt giống hoa có nhiều hơp chất mà trẻ em không kịp hấp thụ được dễ gây ra tác dụng phụ. Trẻ ăn phải hạt đậu biếc dễ gây xổ tả, buồn nôn.
Do đó, tuyệt đối không để trẻ con nghịch, hoặc ăn nhầm hạt của loại hoa này. Đặc biệt là những bông hoa tươi, hạt chưa rơi ra hết, nên để xa tầm tay trẻ em.
Đối với người lớn
Nên sử dụng đậu biếc đúng cách và đúng liều lượng.
Đối với những người chuẩn bị làm phẫu thuật; người đang dùng thuốc chống đông máu cũng nên hạn chế sử dụng. Vì khi sử dụng dược liệu đậu biếc sai cách sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Dễ gặp các triệu chứng buồn nôn thường xuyên.
Nguồn: bako.com.vn